Gỗ Veneer là gì? Chúng có đặc tính, ưu điểm và ứng dụng như thế nào trong nội thất? Các loại gỗ Veneer phổ biến nhất hiện này là gì? Mời bạn tham khảo.
1. Gỗ Veneer là gì?
Nội dung chính
Nhiều người rất quan tâm gỗ Veneer là gì? Gỗ Veneer là loại gỗ làm từ cây gỗ tự nhiên nhưng được lạng rất mỏng dày chỉ 1 rem, loại dày nhất cũng chỉ khoảng 2 ly, tức là mỏng chưa đến 1 mm. Do gỗ tự nhiên ngày một khan hiếm nên loại gỗ này rất đắt.
Gỗ Veneer có bề mặt không khác gì so với gỗ tự nhiên do được lạng từ gỗ tự nhiên vì vậy để tiết kiệm chi phí, người ta đã tạo ra các đồ nội thất bằng cách dán một lớp gỗ Veneer lên trên các loại gỗ công nghiệp.
Đặc tính của gỗ veneer
Bản thân Veneer được lạng ra từ gỗ tự nhiên chính vì vậy mang đầy đủ tính chất của cây chủ như: Óc chó, sồi, xoan đào,….. về màu sắc, độ bền,…
Ngoài mang đầy đủ tính chất của gỗ tự nhiên(cây gốc), sau khi được lạng ra, gỗ thô sẽ được gia công, chế biến theo từng tiêu chuẩn đối với loại gỗ khác nhau. Nhằm loại bỏ nước tiêu chuẩn trong gỗ, vi khuẩn, tăng độ bền của gỗ với môi trường và các tác động từ bên ngoài.
Gỗ Veneer có hình vân đa dạng
Gỗ Veneer có ưu điểm nữa là chống cong vênh và mối mọt, có bề mặt sáng và đa dạng vì nó có thể ghép trang trí vân chéo, đảo vân, vân ngang, vân dọc, có thể chạy chỉ chìm, tùy loại…
Có 3 loại gỗ Veneer phổ biến hiện nay là gỗ Veneer xoan đào, sồi, cặm xe. Những loại gỗ Veneer nay có thể dán lên ván gỗ tự nhiên để tạo thành gỗ ghép phủ Veneer, hoặc dán lên gỗ công nghiệp để tạo thành gỗ công nghiệp Veneer. Mỗi loại gỗ dán Veneer đều có những đặc điểm riêng.
Ứng dụng của gỗ Veneer trong nội thất
Gỗ Veneer được ứng dụng phổ biến để làm các sản phẩm nội thất gia đình như: tủ bếp, giường ngủ, cửa gỗ hoặc các đồ nội thất văn phòng cao cấp như bàn làm việc giám đốc, khung ghế giám đốc… và dần là sự lựa chọn thay thế cho nguồn gỗ tự nhiên đang cạn kiệt.
- Chia sẻ với bạn: Vì sao nên chọn gỗ veneer làm bàn giám đốc?
2. Những loại gỗ Veneer phổ biến hiện nay
2.1. Gỗ Veneer xoan đào
Nội thất từ gỗ Veneer xoan đào được rất nhiều gia đình lựa chọn vì nó có nhiều ưu điểm vượt trội nhưcó độ bền và màu sắc đẹp mắt.
Gỗ xoan đào có màu sắc từ vàng nhạt đến gần như trắng, tuy vào vùng trồng gỗ mà chúng còn có đặc tính khác nhau. Nhìn chung thì vân gỗ xoan đào to, thẳng và mặt gỗ đều.
Nhờ có khả năng chịu máy tốt, bám ốc và dính keo cao mà đồ nội thất làm bằng gỗ Veneer xoan đào dễ được sản xuất hơn những loại Veneer khác.
Một ưu điểm nữa, của loại gỗ dán Veneer xoan đào là loại gỗ này rất dễ nhuộm và đánh bóng. Chúng ít bị biến dạng khi sấy và có thể dễ dàng sấy khô.
Gỗ Veneer xoan đào tuy có khả năng chống nước không cao nhưng hiện tại nhiều nhà sản xuất đã kết hợp tấm Veneer xoan đào với tấm cốt chống ẩm giúp hạn chế nhược điểm này.
2.2. Gỗ Veneer sồi
Cũng giống như gỗ Veneer xoan đào, gỗ Veneer sồi được dùng nhiều trong sản xuất đồ nội thất và cũng rất được ưa chuộng.
Một miếng gỗ Veneer sồi
Gỗ sồi (oak) gồm có 2 loại là gỗ sồi trắng (White oak) và gỗ sồi đỏ (Red oak) xẻ sấy được nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ và Châu âu. Loại gỗ này có khả năng chống va đập cao.
Gỗ sồi có độ chắc chắn thấp hơn nhưng lại có ưu điểm khác là rất dễ uốn cong bằng hơi nước. Gỗ sồi khác gỗ xoan đảo ở chỗ là loại gỗ này dễ bị biến dạng khi sấy và phơi. Gỗ Veneer sồi có thể được dùng để chế tạo các sản phẩm nội thất thông dụng như giường, bàn học, các loại ghế…
2.3. Gỗ Veneer cặm xe
Gỗ Veneer cặm xe là một trong 3 loại gỗ được làm gỗ Veneer dán rất phổ biến hiện nay. Gỗ cặm xe có nhiều ở khu vực Tây Nguyên, loại gỗ này khá chắc và cứng.
Gỗ có giác và lõi phân biệt, trong khi giác màu trắng vàng nhạt, dày, thì lõi gỗ lại có màu đỏ thẫm hơi có vân, thớ gỗ mịn.
Sau khi được lạng mỏng từ gỗ cặm xe tạo thành gỗ Veneer, thì loại gỗ Veneer này cũng quy tụ được màu sắc cũng như độ bền của gỗ cặm xe. Gỗ Veneer cặm xe thường được dùng để chế tạo những đồ nội thất như các loại cửa, các loại tủ bếp, tủ đựng tài liệu…
2.4. Veneer óc chó
Veneer óc chó được sản xuất từ gỗ cây óc chó với độ dày phổ biến là 3 ly sau đó dán lên các loại cốt gỗ công nghiệp như: Gỗ MDF, gỗ MFC, gỗ HDF,… tạo thành gỗ công nghiệp Veneer thành phẩm.
Cây óc chó (Hồ đào/Hạnh đào) có tên khoa học là Ficus Hirta Vahl nguồn gốc từ Địa Trung Hải nhưng rất hợp với khí hậu tại Mỹ đặc biệt là California Walnuts và được trồng rất nhiều tại châu Mỹ như Canada, Argentina,…
Ở Việt Nam cây óc chó được trồng phổ biến tại các vùng giáp danh biên giới và vùng núi như: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,…
Một số đặc điểm bên ngoài là cây có màu tro, vỏ nhẵn và chiều cao có thể lên đến hơn 30m trong tự nhiên.
Những loại gỗ Veneer này thường được dán lên một lớp ván gỗ tự nhiên sau khi lớp ván gỗ tự nhiên đã được ghép thành tấm theo quy cách chuẩn. Đây được gọi là gỗ ghép phủ Veneer.
Ngoài ra, những miếng gỗ Veneer có thể dùng để dán lên lớp gỗ công nghiệp thì được gọi là gỗ công nghiệp Veneer.
Gỗ công nghiệp là loại gỗ được lấy từ các loài cây thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su sau đó gỗ mang về được băm nhỏ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ.
Gỗ Veneer rất đa dạng về mẫu mã và màu sắc nên rất được ưu chuộng
Nhờ mẫu mã và màu sắc đa dạng cũng như những ưu điểm kể trên mà gỗ dán Veneer đang ngày càng thịnh hành và được sử dụng rất nhiều trong sản xuất đồ nội thất.
Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn hiểu thêm nhiều về loại gỗ Veneer đang được sử dụng rất nhiều trên thị trường hiện nay.