Vách ngăn di động gỗ Veneer được chia làm 2 phần chính gồm phần vách, hệ thống trượt, di chuyển vách. Để hiểu rõ hơn cấu tạo và nguyên tắc hoạt động bạn tham khảo:
Vách ngăn di động Veneer thuộc nhóm sản phẩm vách ngăn văn phòng Hòa Phát với tác dụng là phân chia phòng, không gian, diện dích độc lập, đặc tính nổi bật nhất của vách ngăn di động là có thể di chuyển và có khả năng cách âm trên 5% bởi bên trong lõi vách thường được nhét một số vật liệu có khả năng tiêu âm tốt như: bông thủy tinh, cao su non, bông xốp…
Vì sao vách ngăn di động thường được làm từ gỗ Veneer
Nội dung chính
Chất liệu Veneer gần giống với gỗ tự nhiên nhất, rất thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, nó còn có thể làm cong, lượn góc, tạo hình trang trí trên bề mặt vách một cách sáng tạo. Nhưng sự khác biệt lớn nhất ở loại vách ngăn này chính là về màu sắc. Với Veneer, có thể tạo màu sắc, kiểu dáng thiết kế độc lạ và tinh tế, đặc biệt phối màu dễ dàng với các đồ nội thất khác để tạo điểm nhấn sang trọng cho không gian, phù hợp với cả phong cách cổ điển hay hiện đại.
Gỗ Veneer bởi đặc tính dễ uốn, dễ dàng tạo các đường gấp khúc, phần bề mặt gỗ có độ nhẵn bóng, với đầy đủ khả năng chống thấm nước, chống trầy xước, dễ dàng vệ sinh. Chính vì vậy, nó còn được dùng để tạo ra các sản phẩm nội thất khác như: bàn làm việc, tủ tài liệu, vách ngăn bàn làm việc đẹp..
Cấu tạo của vách ngăn di động gỗ Veneer
Vách ngăn di động được chia làm 2 phần chính gồm phần vách và hệ thống trượt, di chuyển vách.
Phần vách được thiết kế theo khổ vách tiêu chuẩn sau khi khảo sát diện tích thực tế, có thể thay đổi kích thước dựa vào chiều cao từ mặt đất đến sàn trần nhà, bao quanh những tấm vách là hệ thống khung nhôm định hình, có chức năng gia cố và định hình vách một cách chuẩn mực. Hệ thống trượt bao gồm: Ray định hình và bi
Đối với ray định hình: cấu tạo là phần được bắt vít trên sàn nhà với thanh ray dài được đúc bằng hợp kim nhôm tạo độ bền chắc, giảm tải trọng trần, có tác dụng tạo các liên kết với các chi tiết khác của hệ thống. Ray được treo bởi hệ thống tay treo và tay chống lắc, định hình, được bắn trực tiếp lên trần bê tông hoặc xà gỗ sắt thông qua 1 bảng mã sắt, đầu kia liên kết với ray bằng bulong tại các khe định hình để tạo sự vững chắc cho vách ngăn nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng tuyệt đối về độ an toàn của vách.
Đối với bi: bi chính là những viên vi to, chắc chắn, độ cứng cao, để liên kết giữa tấm vách và ray treo, giúp vách di chuyển qua lại, trượt trên ray treo một cách mượt mà, dễ dàng. Vòng bi được nhập khẩu Nhật Bản, bao phủ bởi 1 lớp nhựa đúc và Inox chống vỡ, dập, tránh ma sát, trượt bi.
Đặc điểm chất liệu của vách ngăn di động gỗ veneer
Bản chất của vách ngăn di động chính là khả năng di chuyển bởi vậy các chất liệu tạo vách phải đảm bảo độ bền chắc, khả năng chịu lực, trọng tải lớn.
+ Ray nhôm: kiểu day nhôm alod chịu lực, hệ profile nhôm định hình nhập khẩu.
+ Bề mặt: Sử dụng gỗ veneer và khách hàng còn có thể lựa chọn ghép vân với chất liệu bề mặt nỉ có màu sắc như: xanh, xanh nước biển, xanh lá, đỏ đô… Ngoài ra vách ngăn di động còn được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau, để hiểu rõ hơn bạn đọc tham khảo bài viết: Phân loại vách ngăn di động dựa theo chất liệu
+ Lõi: thường được làm bằng xương gỗ thông đã xử lý có khả năng chống mối mọt và cong vênh, bề dày nhỏ nhằm mục đích giảm trọng lượng của vách đồng thời tăng độ cứng.
+ Phần rỗng của lõi được lót bông thuỷ tinh và sợi khoáng nhằm đạt khả năng cách âm cao nhất.
+ Gia cố treo ray bằng tyren và kết cấu thép chuyên dụng tạo độ chắc, chặc chẽ, thông số kém an toàn gần như không thể xảy ra.
+ Cấu tạo kết nối liên hoàn giữa cách tấm vách bằng hệ nhôm âm dương có luồn Zoang cao su chống va đập và tạo độ khít tối đa chống lọt âm.
+ Kích thước của vách ngăn di động sẽ phụ thuộc vào kích thước khách hàng cần phân chia: Chiều dài từ sàn lên trần, chiều rộng là diện tích cần ngăn.
Cơ chế hoạt động của vách ngăn di động gỗ Veneer
+ Bi chịu lực chạy trượt 2 chiều trong hệ thống ray treo dẫn hướng bên trên.
+ Mỗi tấm vách có hệ thống chuyển động trên và dưới được gắn kết với hệ bánh răng.
+ Hệ chuyển động có nhiệm vụ ép chặt vào nền nhà và ép vào ray trên nhằm mục đích phủ kín phần hở đồng thời cố định tấm vách tại vị trí đóng.
+ Muốn đóng hay mở hệ chuyển động cần sử dụng tay quay để tác động lực vào hệ bánh xe kết nối với hệ chuyển động của vách để điều khiển tấm ép.
Xem thêm: Tìm hiểu những loại vách ngăn di động được ưa chuộng hiện nay
Một số mode vách ngăn di động bề mặt dán Veneer mà Đức Khang đang cung cấp
- VNDD05 2.5m – 2.9m Khung nhôm DAA, bề mặt phủ Melamine.
- DK VNDĐ08 2.5m – 2.9m Bề mặt phủ Veneer, sơn PU, kết hợp vân gỗ tự nhiên.
- DK VNDĐ09 2.5m – 2.9m Gỗ Veneer kết hợp vân gỗ tự nhiên.
- DK VN05 2.5m – 2.9m Vách ngăn gỗ Veneer lõi gỗ thịt hoặc gỗ công nghiệp bề mặt phủ gỗ tự nhiên 3 ly, sơn phủ PU bóng 3 lớp.
- VDD017 2.5m – 2.9m Bề mặt gỗ Veneer, Laminate, cốt gỗ MFC, khung sắt hoặc nhôm, bên trong nhét bông thủy tinh.
- VDD05 2.5m – 2.9m Veneer, Laminate, MFC.
- VNN03 2.5m – 2.9m Khung nhôm định hình DAA, bề mặt phủ Melamine, Laminate hoặc Veneer.
- VNDD02 2.5m – 2.9m Khung nhôm DAA, bề mặt Melamine.
- VNDĐ06 2.5m – 2.9m Verneer.
- VDD004 2.5m – 2.9m Veneer, laminate, MFC, sắt, bông thủy tinh, nhôm.
- VDD002 2.5m – 2.9m Veneer, laminate, MFC, sắt, bông thủy tinh.
- DK VNDĐ01 2.5m – 2.9m Veneer
- DK VNDĐ04 2.5m – 2.9m Veneer
- VDD003 2.5m – 2.9m Veneer, laminate, MFC, sắt, bông thủy tinh.
- DK VNDĐ06 2.5m – 2.9m Veneer
- VDD006 2.5m – 2.9m Veneer, Laminate, MFC, sắt, bông thủy tinh
- VNDD04 2.5m – 2.9m Khung nhôm DAA, bề mặt Melamine, Laminate hoặc Veneer
- DK VNDĐ07 2.5m – 2.9m Veneer
- DK VNDĐ02 2.5m – 2.9m Veneer
- VDD012 2.5m – 2.9m Veneer, laminate, MFC, sắt, bông thủy tinh, nhôm.
- DK VNDĐ05 2.5m – 2.9m Veneer
Như vậy để di chuyển vách một cách dễ dàng bạn chỉ cần kéo nhẹ nhàng vách trượt trên thanh ray cố định, khi không sử dụng thì thu vách, trả lại không gian, diện tích phòng vốn có ban đầu một cách đơn giản và nhanh chóng.
Hy vọng sau khi tìm hiểu về dòng vách này bạn sẽ biết cách sử dụng hiệu quả hơn để vách luôn bền lâu.