Cốt MDF được hình thành từ quá trình ép những cành gỗ tự nhiên tổng hợp thông qua nền nhiệt cao bằng keo chuyên dụng thành những tấm MDF khổ lớn sử dụng trong thiết kế nội thất.
Bề mặt ngoài gỗ phủ Veneer một loại gỗ tự nhiên được lạng mỏng từ các thân gỗ lớn với độ dày từ 0.3mm > 0.6mm. Chiều rộng khổ tuỳ theo từng loại gỗ, trung bình khoản 300mm, dài khoản 240mm.
1. Quy trình phủ Veneer trên cốt MDF
– Dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hoặc okal dầy 3mm, tráng keo gỗ trên bề mặt lớp nền.
– Nối (may) từng tấm Veneer lại theo quy cách (quy cách chuẩn 1200 x 2400mm) bằng keo-> dán tấm veneer lên lớp nền (MDF, gỗ ghép, Ván ép) đã phủ keo.
– Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt.
– Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt Veneer láng đẹp.
Ưu điểm:
Gỗ MDF phủ Veneer là một trong những ván gỗ cao cấp dùng để đóng bàn ghế, tủ tài liệu, vách ngăn, ốp tường… loại này có đặc điểm là dễ thi công. Hơn nữa chi phí đầu tư lại thấp hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.
Một đặc tính vượt trội không thể bỏ qua của gỗ Veneer là khả năng chống nước, chống xước, ngăn ngừa oxi hóa, bề mặt nhẵn dễ dàng vệ sinh lau chùi. Sử dụng sản phẩm cho nội thất bạn có thể dễ dàng tạo những đường cong theo ý muốn như: bo tròn cạnh, nóc… nhiều màu sắc để lựa chọn. Đặc biệt, do được lạng từ thân gỗ tự nhiên nên Veneer được ghép vân tinh tế, với giá trị thẩm mỹ cao. Một trong những loại gỗ Veneer có độ bền đẹp và được nhiều người sử dụng nhất là Veneer sồi.
2. Tìm hiểu về gỗ Veneer sồi
Để tạo thành cốt gỗ MDF người ta thường lấy nguyên liệu chế biến là các loại gỗ vụn, nhánh cây cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó dược đưa vào máy nghiền nát ra lúc này gỗ chỉ là các sợi gỗ nhỏ cellulo. Các sợi gỗ này được đưa qua bồn rữa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa,… Sau đó đưa vào máy trộn keo + bột sợi gỗ (cellulo) + chất kết dính + parafin wax + chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ.
– MDF phủ veneer Sồi có ứng dụng rộng rãi trong nội thất văn phòng, nhà ở, chung cư cao cấp, bệnh viện, trường học, nội thất giường, tủ, bàn ghế,…Nó có khả năng thay thế gỗ tự nhiên với những ưu và nhược điểm khác nhau.
– Ưu điểm ván MDF: Độ bám sơn ,vecni cao – Có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc, dễ tạo dáng (cong) cho các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển đa dạng phong phú.
– Dễ gia công, khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
– Khuyết điểm ván MDF : Màu sơn dễ bị trấy xước, chịu nước kém
– Về quy trình sản xuất MDF: có 02 kiểu
+ Quy trình khô:
– Keo , phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn -sấy sơ bộ.
– Bột sợi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải – cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván đính sản xuất. Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt.
– Máy ép thực hiện ép nhiều lần ( 2 lần). Lần 1 ( ép sơ bộ) cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3 Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ.
– Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.
+ Quy trình ướt:
– Bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy (mat formation). Chúng được cào rải ngay sau đó lên mâm ép. Ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ. Tấm được đưa qua cán hơi-nhiệt như bên làm giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra.