• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm Veneer
    • Nội thất văn phòng
    • Nội thất gia đình
  • Tin tức
Facebook Twitter Instagram
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm Veneer
    • Nội thất văn phòng
    • Nội thất gia đình
  • Tin tức
You are at:Home»Blog»Tìm hiểu ưu và nhược điểm của gỗ Veneer
Tìm hiểu ưu và nhược điểm của gỗ Veneer

Tìm hiểu ưu và nhược điểm của gỗ Veneer

0
By badmin on 06/11 Blog

Cập nhật lần cuối vào 06/11

Gỗ Veneer được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày tại các văn phòng hay hộ gia đình. Vậy gỗ Veneer có ưu nhược điểm gì mà khiến cho cho các nội thất làm từ chúng được ưa chuộng đến vậy?

Gỗ Veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lạng mỏng từ các cây gỗ thịt như: Xoan đào, sồi, óc chó, tần bì… với độ dày chỉ khoảng từ 1 rem đến 2 ly là nhiều. Sau khi sơ chế, các thớ gỗ này được dán lên các cốt gỗ công nghiệp như: cốt ván mịn, cốt MDF, cốt ván dăm, cốt ván dán hoặc Finger để làm ra các vật liệu giường tủ, bàn ghế, ốp vách, vách ngăn…

Phòng ngủ ốp gỗ Veneer

Phòng ngủ ốp gỗ Veneer

Các sản phẩm bề mặt phủ Veneer được đánh giá cao về chất lượng cũng như tuổi thọ không chỉ bởi những tính năng ưu việt mà nó đem lại mà còn nằm ở những giá trị kinh tế hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó chất liệu này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần được khắc phục và sử dụng làm các sản phẩm phù hợp trong thiết kế nội thất. 

Cửa gỗ Veneer

Cửa gỗ Veneer

Ưu điểm của gỗ Veneer:

So với gỗ tự nhiên nguyên khối thì gỗ Veneer có giá thành rẻ và hợp lý với người tiêu dùng hơn. Khi nguồn tài nguyên gỗ ngày một cạn kiệt thì việc sử dụng gỗ Veneer để thay thế gỗ tự nhiên lại là một bài toán kinh tế mang lại hiệu quả cao. Một cây gỗ tự nhiên khi được lạng mỏng ra thành nhiều thớ gỗ thì có thể tạo ra nhiều vật dụng nội thất thay vì là chúng ta để nguyên khối sản xuất.

Gỗ Veneer có bề mặt nhẵn, sáng bóng, chống cong vênh, mối mọt, nứt khi thời thiết thay đổi, cho phép bạn có thể ghép vân tinh tế trên bề mặt gỗ mà không sợ bị bai màu, mất màu. Ghép vân chéo, vân ngang, vân dọc theo thớ gỗ, đảo vân hoặc có thể chạy chỉ chìm trên bề mặt gỗ mà không làm ảnh hưởng đến tổng thể chung của toàn sản phẩm. Màu sắc gỗ gần gũi với con người và thân thiện với môi trường.

Gỗ công nghiệp thường có 2 phần: phần cốt gỗ và phần bề mặt gỗ. Bề mặt gỗ sử dụng Veneer mà được kết hợp với cốt gỗ (finger hay còn gọi là ván ghép thanh – những cành cây nhỏ, cành cây trẽ ra từ cây gỗ lớn giống như hình những ngón tay được ghép đan xen nhau, tạo mộng âm, và tạo mộng dương) thì sản phẩm gỗ Veneer lại biến thành gỗ tự nhiên, và thậm chí còn bền và đẹp hơn gỗ tự nhiên.

Nguồn tài nguyên rừng đang ngày càng cạn kiệt vì những lý do khách quan như: cháy rừng, bão lũ… bởi vậy việc tìm ra gỗ công nghiệp sử dụng thay thế cho gỗ tự nhiên là một đột phá mới không những tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn rừng mà còn cân bằng nền nhiệt của thế giới.

Vách ngăn gỗ veneer

Vách ngăn gỗ veneer

Nhược điểm gỗ veneer:

Đặc điểm của gỗ Veneer là được lạng mỏng từ các thân cây gỗ tự nhiên lớn nên có bề dày vô cùng mong manh bởi vậy khi kết hợp với cốt gỗ công nghiệp dẫn tới khả năng chống chịu nước kém, sản phẩm có thể bi ngấm nước, dễ bị sứt mẻ, rạn nứt khi gặp phải những va đập mạnh. Bởi vậy, việc sử dụng gỗ chỉ áp dụng ở những nơi quanh năm không tiếp xúc với nước, cố định và ít khi phải di chuyển.

Khả năng chịu nhiệt kém và tác động mạnh cũng là một nhược điểm của gỗ Veneer khi được sử dụng trong nội thất, thậm chí còn kém hơn so với vật liệu nhựa là tấm compact HPL. Chính bởi bề mặt gỗ quá mỏng nên đây cũng được coi là một thử thách với nhà sản xuất, khi mọi công đoạn đã được hoàn thành thì rất khó có thể sửa chữa, thiết kế lại thay vì làm một sản phẩm mới.

Veneer.vn

Vui lòng đánh giá bài viết
Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email

Related Posts

Top 5 địa chỉ bán cụm bàn làm việc chân sắt uy tín tại Hà Nội

Top 5 địa chỉ bán cụm bàn làm việc chân sắt uy tín tại Hà Nội

Hướng đặt bàn làm việc cho nữ tuổi Canh Ngọ 1990 hợp phong thủy

Hướng đặt bàn làm việc cho nữ tuổi Canh Ngọ 1990 hợp phong thủy

Lựa chọn kích thước tủ văn phòng DKF đúng chuẩn

Lựa chọn kích thước tủ văn phòng DKF đúng chuẩn

Comments are closed.

Bài mới cập nhật
Top 5 địa chỉ bán cụm bàn làm việc chân sắt uy tín tại Hà Nội Blog

Top 5 địa chỉ bán cụm bàn làm việc chân sắt uy tín tại Hà Nội

…

Các mẫu tủ giám đốc Veneer đẹp của Nội thất Đức Khang, Hòa Phát Blog

TOP 4 mẫu tủ giám đốc Veneer đẹp tại nội thất DKF

…

Điểm danh 3 mẫu bàn ghế làm việc 2019 hứa hẹn được ưa chuộng Blog

TOP 3 mẫu bàn ghế làm việc đẹp được ưa chuộng nhất năm 2022

…

Thiết kế văn phòng hiện đại đẹp, hiệu quả cho nhân viên Blog

Thiết kế phòng làm việc nhân viên hiện đại, chuyên nghiệp

…

Các cụm bàn làm việc cho văn phòng diện tích 60m2 Blog

Mua bàn nhân viên có vách ngăn cho văn phòng 60m2 giá rẻ

…

Chủ đề tìm kiếm
Bảo quản nội thất bàn làm việc cây phong thủy Hướng dẫn bài trí nội thất gia đình Nội thất gia đình Nội thất hội trường Nội thất văn phòng
Các sản phẩm bạn nên tham khảo
noithathoitruong.vn- Nội thất hội trường cao cấp
veneer.com.vn - Nội thất gỗ tự nhiên Veneer
thietkevanphong.top - Thiết kế nội thất văn phòng đẳng cấp
Các sản phẩm khác
noithattubep.com.vn- Nội thất tủ bếp
Copyright © 2018 Nội thất Veneer. Phát triển bởi noithatduckhang.com.vn - Nội thất Đức Khang.

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.