Gỗ Veneer ngày nay đã trở nên khá quen thuộc trong việc sản xuất các sản phẩm nội thất, tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng bề mặt của Veneer có độ dày chưa tới 1mm hay nó được dán lên cốt gỗ bằng công nghệ gì? Bài viết dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích khi bạn muốn tìm hiểu về loại gỗ khá “thời thượng” này.
Gỗ Veneer là gì?
Veneer hiện nay được sử dụng nhiều trong sản xuất nội thất, nó là thuật ngữ chỉ tấm gỗ gồm 2 lớp chính. Lớp bên ngoài cùng là lớp gỗ được xẻ (nhiều nơi dùng thuật ngữ: lạng) rất mỏng có độ dày từ 0.3mm đến 0.6mm (chưa đến 1mm nữa), độ rộng mặt thì tuỳ theo đường kính cây gỗ được xẻ. Trung bình có mặt rộng từ 200 – 500mm.
Sau khi được xẻ mỏng như tờ giấy, miếng gỗ này tạm gọi là Veneer được dán vào các mặt ván gỗ công nghiệp như dán lên ván MDF, dán lên ván MFC, dán lên ván gỗ ghép cao su, ghỗ ghép tạp, gỗ dăm… Chúng ta nôm na hiểu là miếng giấy dán tường là miếng Veneer và dán lên tường gạch, tường gỗ…
Sau khi dán miếng Veneer lên nền ván rồi, tiến hành nối từng đoạn không dính liền giữa tấm Veneer lại với nhau, trong khi đó miếng Veneer được xẻ ra chỉ có độ rộng theo đường kính của cây gỗ, vì vậy để đạt độ rộng 1200mm chẳng hạn ta phải nối ít nhất ba miếng Veneer có chiều rộng 400mm mới đủ. Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt. Cuối cùng dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt Veneer láng đẹp.
Gỗ Veneer khác gỗ tự nhiên như thế nào?
Về kết cấu, hai loại gỗ này có sự khác biệt hoàn toàn. Gỗ Veneer chỉ là miếng dán của gỗ tự nhiên chưa đầy 1mm trên nền một tấm ván công nghiệp, mà bản thân ván công nghiệp và những dăm gỗ được trộn lẫn với keo tạo thành ván. Chính vì vậy không thể nào nói bàn làm việc gỗ Veneer là gỗ tự nhiên và có độ bền và cứng ngang nhau.
Ngược lại, gỗ tự nhiên có lõi trong đều là gỗ thịt, khả năng bền chắc tương đối cao. Gỗ tự nhiên thường nặng hơn và chắc chắn hơn gỗ Veneer.
Tác dụng của lớp Veneer là gì?
Lớp Veneer bên ngoài gỗ công nghiệp là tạo các vân gỗ đẹp trên gỗ tự nhiên để dán vào tấm ván công nghiệp nhìn cho thật hơn và đẹp hơn. Có nhiều người không biết, nhìn vào tấm gỗ Veneer cứ tưởng là gỗ tự nhiên, nhất là khi kỹ thuật dán gỗ Veneer vào nền ván khác đạt ở trình độ cao.
Ngoài ra, lớp Veneer bên ngoài này còn có tác dụng chống thấm nước tương đối tốt, đem lại sự bền vững cho các sản phẩm nội thất. Bạn có thể tham khảo những mẫu bàn veneer đẹp tại bàn giám đốc noithatfami.pro
Gỗ Veneer có những loại nào?
Không thể kể chính xác là có bao nhiêu loại Veneer, chúng ta cứ hiểu rằng nếu nhà sản xuất sử dụng gỗ tràm để xẻ mỏng ra rồi dán lên miếng ván MFC thì ta được Veneer tràm trên nền MFC. Còn nếu nhà sản xuất xẻ mỏng gỗ sồi Mỹ dán lên nền ván ghép cao su ta được Veneer sồi trên nền ván gỗ ghép cao su…Cứ thế ta suy ra tên gọi của từng loại Veneer.
Khi đặt hàng gỗ Veneer nên hỏi kỹ Veneer gì trên nền ván gì. Bởi nếu chúng ta không hỏi kỹ sẽ không biết được nền ván mà nhà sản xuất sử dụng, sau khi dán xong và đóng thành phẩm chúng ta chỉ sẽ nhìn thấy lớp Veneer mà thôi chứ không biết cốt gỗ bên trong. Mỗi loại cốt gỗ có độ bền, thẩm thấu nước khác nhau…
Loại gỗ này có đường vân rất đẹp nên chúng được nhiều quốc gia ưa chuộng. Màu chủ yếu của gỗ sồi là màu trắng và thuộc dạng cây gỗ cứng cao cấp. Những đường vân uốn lượn vô cùng trang nhã, mùa đông ấm, mùa hè mát và có hương thơm tự nhiên. Điều đặc biệt là chúng rất bền đẹp,nên loại gỗ này chuyên dùng để sản xuất bàn lãnh đạo, bàn trưởng phòng, tủ tài liệu giám đốc.. với chất liệu này luôn tạo cho bạn cảm giác sự hài hòa với ánh sáng tự nhiên, trẻ trung và hiện đại. Đây chính là nguyên nhân giải thích Vì sao gỗ Veneer được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất hiện đại
Bàn giám đốc gỗ Veneer Hòa Phát.
Gỗ Veneer có tốt không?
Gỗ Veneer được xếp vào nhóm gỗ công nghiệp có độ bền cao, nó có khá nhiều ưu điểm. Vân gỗ bao giờ cũng liền mạnh vì được dán rất kỹ thuật trên nền ván công nghiệp. Cũng chính ưu điểm lớn nhất này nên các khách hàng thích cái đẹp rất dễ bị lôi cuốn vào dòng sản phẩm này mà quên đi các kết cấu khác của gỗ.
Mục đích của việc sản xuất gỗ Veneer là để tận dụng tối đa vân gỗ khi mà gỗ tự nhiên ngày càng hiếm dần. Với chất lượng bền vững, gỗ Veneer được chọn nhiều làm tủ bếp trên, tủ quần áo, tủ âm tường, vách trang trí… Đồ nội thất dùng loại gỗ này tương đối chắc chắn, khả năng chống lại mối mọt cao.
Xem thêm: