Cửa gỗ Veneer có nhiều ưu điểm hơn so với các loại cửa gỗ công nghiệp thông thường và có đầy đủ những đặc tính tốt để người tiêu dùng lựa chọn cửa gỗ Veneer cho nhà ở, văn phòng.
Mời bạn đọc tìm hiểu thêm về đặc điểm và cấu tạo của cửa gỗ Veneer để hiểu rõ hơn vì sao loại cửa gỗ công nghiệp này lại được nhiều người ưa chuộng.
Đặc điểm của cửa gỗ Veneer
Nội dung chính
Gỗ Veneer thực chất là gỗ tự nhiên được lạng mỏng từ các thân cây gỗ quý như: óc chó, tần bì, xoan đào, sồi…Tuy đóng vai trò là vật liệu bề mặt nhưng nó thường được gọi là gỗ.
Các ưu điểm nổi trội của cửa gỗ Veneer:
– Cửa gỗ Veneer chịu được tác động của môi trường:
Đặc tính cửa dạng này là gỗ đã qua xử lý và được ghép từ những miếng nhỏ nên hạn chế cao sự co rút hay giãn nở của gỗ, cửa không bị cong vênh, trầy xước, không bị xuống màu theo thời gian.
– Cửa gỗ Veneer có kiểu dáng phong phú:
Gỗ Veneer chế tác được nhiều kiểu dáng vì nó đã thành gỗ phách, gỗ ván. Chỉ với những chiếc máy phay bào, cắt gọt thông thường đã có thể thỏa sức sáng tạo với những kiểu cắt, uốn, tạo độ cong, làm đường xoi, đường rãnh, làm nẹp và nhiều chi tiết phức tạp khác tạo nên nhiều bề mặt đẹp.
– Cửa gỗ Veneer giá thành rẻ hơn 30% so với gỗ tự nhiên:
So với những chất liệu sử dụng làm bề mặt khác cho cửa gỗ như Laminate, MFC, Acrylic thì Veneer có giá thành rẻ hơn mà hoàn toàn không kém cạnh về các loại ưu điểm. Gỗ Veneer rất thích hợp để lựa chọn làm vách ngăn Veneer, cửa đi, cửa thông phòng cho nhà ở, văn phòng, các căn hộ chung cư cao cấp.
Vì bản thân bề mặt Veneer là gỗ tự nhiên được lạng mỏng thành tấm dày khoảng 2-3mm để phủ lên cốt gỗ công nghiệp. Giá thấp nhờ sử dụng gỗ vụn, gỗ miếng nhỏ, gỗ tận thu, gỗ trồng trong tự nhiên; đưa qua các khâu tẩm sấy để ổn định chất, thớ gỗ.
– Cửa gỗ Veneer giữ được vẻ đẹp của gỗ tự nhiên:
Vì là bề mặt gỗ tự nhiên nên cửa gỗ Veneer mang vẻ đẹp trang nhã, ấm áp. Nếu khách hàng thích vẻ đẹp hiện đại thì có thể sử dụng một lớp sơn PU màu sắc theo ý thích.
Cửa gỗ Veneer của công ty nội thất Đức Khang tạo hình thanh lịch với gam màu nâu của gỗ tự nhiên, vân gỗ rõ nét, chân thực, đều màu, tinh xảo tạo ra sự thay đổi đáng kể so với gỗ tự nhiên nguyên khối. So với cửa gỗ tự nhiên giá thành sản phẩm được giảm đi rất nhiều.
Sản phẩm có kết cấu vững chắc, độ bền cao, độ dày lên tới 40mm tạo sự kín đáo, yên tĩnh cho phòng ngủ, phòng tắm, đẹp mắt và sang trọng cho nội thất.
Cốt gỗ là Finger đan xương, là loại cốt gỗ ghép thanh được làm từ các cành cây to của gỗ tự nhiên như keo, cao su, sồi, tần bì…
So với gỗ tự nhiên thì cắt ghép gỗ Veneer nhanh chóng hơn, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…Vì vậy có thể rút ngắn thời gian thi công, an toàn và phù hợp với mọi kiến trúc nội thất bên trong ngôi nhà.
Nhược điểm của cửa gỗ Veneer cũng như của các loại nội thất gỗ khác là khả năng chống ẩm, chịu nước dù sao cũng kém hơn so với các loại cửa nhựa, tủ sắt hay bàn làm việc chân sắt. Bởi vậy, chỉ nên sử dụng cửa gỗ Veneer ở những vị trí khô thoáng, ít phải tiếp xúc trực tiếp với nước.
Góc chia sẻ:
- Tìm hiểu ưu và nhược điểm của gỗ Veneer
- Veneer óc chó có những ưu điểm vượt trội nào?
- Vì sao nên chọn cửa gỗ Veneer?
Đặc điểm cấu tạo của cửa gỗ Veneer
Bạn muốn biết cấu tạo bên trong của cửa gỗ Veneer là gì? Mời các bạn xem qua quy cách cấu tạo cửa gỗ công nghiệp Veneer và qua đó hiểu rõ hơn về cửa gỗ công nghiệp. Cấu tạo cửa gỗ Veneer gồm 3 phần:
– Bên trong khung bao cửa sử dụng cốt gỗ công nghiệp là gỗ ghép thanh rỗng hoặc đặc toàn phần, kích thước khoảng 20 x 20mm, được ép bằng máy nén thủy lực 50 tấn, khung xương gỗ tự nhiên.
– Tấm phủ bề mặt: ván lạng Veneer có độ dày từ 3 đến 5mm, được lạng mỏng từ các loại gỗ sồi, Walnut, Cherry, Maple… sơn phủ PU. Ván lạng sử dụng được lựa chọn kỹ và qua xử lý bề mặt nên rất nhẵn, đẹp, cho màu sắc sáng và đường vân rõ ràng, tự nhiên. Với công nghệ ép, dán phủ nên không bị cong vênh, không bong tróc có độ chịu lực cao và khả năng chống trầy xước tốt.
– Khuôn nẹp cửa sử dụng gỗ tự nhiên sơn PU.