Với ưu điểm là giá thành rẻ, ít bị cong vênh, màu sắc đa dạng hơn so với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp đang được sử dụng nhiều để làm sàn nhà.
Tìm hiểu chung về sàn gỗ công nghiệp
Nội dung chính
Sàn gỗ công nghiệp là loại ván sàn được dùng trong lót nền hoặc ốp tường thay thế cho gạch men, sử dụng ván sàn gỗ sẽ mang đến cho bạn sự ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.
Sàn gỗ công nghiệp có cấu tạo gồm 4 lớp:
- Bề mặt phủ 1 lớp màng trong suốt như lớp màng chắn bảo vệ cho toàn bộ sàn.
- Lớp vân gỗ được thiết kế tinh tế, sinh động như vân gỗ tự nhiên giúp tạo sự cân bằng cho bề mặt sàn.
- Lớp thứ 3 là cốt gỗ HDF siêu cứng có nguồn gốc từ các loại gỗ tự nhiên.
- Lớp đế lót chuyên dụng có khả năng chống thấm hơi nước bốc lên từ nền nhà và giúp sàn gỗ không cong vênh, giãn nở.
Sàn gỗ công nghiệp có những đặc điểm nổi bật sau:
- Giá thành rẻ hơn nhiều so với sàn gỗ tự nhiên nên phù hợp với mọi khách hàng từ bình dân đến thượng lưu, từ mức giá hơn 100.000 đồng cho đến trên 600.000 đồng/m2
- Ít bị bám bẩn, dễ dàng lau chùi vì ít khe hở tại các mối ghép.
- Lắp đặt, thi công nhanh chóng: với diện tích 100m2 chỉ mất 1 ngày để hoàn thiện.
- Tính tiện dụng cao, không sử dụng keo hay đinh để cố định xuống nền nhà, do đó khi cần lại có thể tháo rời lắp đặt cho vị trí khác.
- Tính đồng nhất cao, ít bị lỗi kỹ thuật nên tạo bề mặt đẹp, đều màu hơn sàn gỗ tự nhiên.
2 loại sàn gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Sàn gỗ HDF
Gỗ HDF là gỗ nhân tạo được tạo thành từ bột gỗ hoặc giấy trộn keo, ép lại tạo độ dày. Gỗ được định hình từ những sợi gỗ xay và keo phenol dưới áp suất và nhiệt độ cao nên có bề mặt khá giống gỗ tự nhiên. Khung xương gỗ bên trong được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt nên gỗ khá nhẹ và không dễ bị cong, vênh.
Những ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp làm từ gỗ HDF là dễ thi công, kích thước bề mặt gỗ lớn. Bên cạnh đó, chất lượng gỗ khá bền với độ chống xước và chịu nước tốt.
Những ván sàn được làm từ gỗ HDF thường có giá thành giẻ. Vì vậy, nó sẽ là một lựa chọn khá ổn cho những khách hàng đang tìm kiếm sàn gỗ công nghiệp giá rẻ. Để biết thêm thông tin, bạn có thể liên hệ với các đơn vị sản xuất sàn gỗ công nghiệp để được báo giá nội thất gỗ công nghiệp nhé!
Có 2 loại sàn gỗ HDF phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là sàn gỗ Smartwood Malaysia và sàn gỗ Leowood Thái Lan.
Sàn gỗ Smartwood – Malaysia
Đây là loại ván lót sàn sản xuất 100% tại Malaysia và được đánh giá cao bởi mức giá phải chăng đi kèm với sự cứng cáp và độ siêu chịu nước không loại sàn nào sánh bằng. Smartwood sử dụng rộng rãi cho mọi công trình: từ nhà ở dân dụng, chung cư cao cấp cho đến khách sạn, nhà hàng sang trọng hay các trung tâm thương mại, văn phòng – những nơi có tần suất đi lại cực cao.
Ngoài loại gỗ Smartwood, Malaysia còn có rất nhiều loại gỗ chất lượng khác như Janmi, Robina, Fortune.
Sàn gỗ Leowood – Thái Lan
Sàn gỗ Leowood có xuất xứ từ Thái Lan, được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng khác nhau từ nhà riêng, căn hộ chung cư cho tới cao ốc văn phòng, nhà hàng,…
Giống như các dòng sàn gỗ công nghiệp khác đến ở Thái Lan, sàn gỗ Leowood nổi bật với khả năng siêu chịu nước nhiều giờ liên tục, giá thành ở mức trung bình nên được rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Loại sàn này đạt chứng nhận xanh về bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Lớp HDF làm từ sợi gỗ cứng lấy từ rừng Thái Lan, HDF chịu nước. Mặt Oxit nhôm chống mài mòn cấp độ 4 (AC4) và mặt đáy cân bằng màu xanh đậm là đặc trưng của sàn Leowood.
Sàn gỗ PW – Plywood
Plywood là loại gỗ ván ép từ những miếng gỗ dạng mỏng, ép theo các chiều ngang dọc trái nhau để tăng tính chịu lực cho gỗ. Bề mặt gỗ hay được phủ PU để chống trầy xước và chống ẩm. Nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng, các thanh gỗ nhỏ đều được xử lý qua hấp sấy.
Ưu điểm của gỗ này là dễ thi công và phù hợp với các công trình đơn giản, bề mặt gỗ lớn. Tuy vậy, bề mặt gỗ khá xấu và không có khả năng chịu nước tốt.
Một vài tiêu chí cần nhớ khi lựa chọn sàn gỗ
Khi lựa chọn sàn gỗ cho gia đình, bạn nên quan tâm đến một vài yếu tố dưới đây:
- Giá thành
- Độ chống nước
- Khả năng chịu được những tác nhân từ môi trường: tùy vào điều kiện sản xuất, mỗi dòng sẽ có khả năng chống chịu khác nhau, từ bình thường tới rất tốt (Dựa trên các tiêu chuẩn của châu Âu như tiêu chuẩn chống mài mòn AC, tiêu chuẩn chống cháy B hay chống va đập IC).
- Độ bền và khí thải: đều phải đạt chuẩn độ bền tối thiểu 15 năm và khí thải đạt E1 (sàn gỗ Kronoswiss nhập khẩu từ Bỉ đạt tiêu chuẩn cao nhất E0, hoàn toàn an toàn cho sức khỏe người sử dụng).
Bài viết đã cung cấp cho các bạn những loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng loại gỗ sồi cho không gian căn nhà của mình vì màu sắc cực kỳ sang trọng và phù hợp với đa dạng các kiểu thiết kế khác nhau.
Mời bạn tìm hiểu thêm: