Tủ bếp cần có độ chắc chắn, chịu được mối mọt và môi trường ẩm ướt hay nhiệt độ cao của khu vực bếp nấu. Nhiều người lo ngại việc sử dụng tủ bếp gỗ công nghiệp sẽ không đáp ứng được các tiêu chí nêu trên.
Có nên lựa chọn gỗ công nghiệp làm tủ bếp?
Nội dung chính
Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel, là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ. Vụn gỗ đa số được lấy từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp được sử dụng làm đồ nội thất gồm 2 phần: cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt.
Gỗ công nghiệp có nhiều ưu điểm về độ bền, độ đẹp và giá cả nên được sử dụng sản xuất phần lớn đồ gỗ nội thất hiện nay, trong đó có tủ bếp:
- Giá thành: Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau.
- Không cong vênh: Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau, với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
- Thời gian thi công sản xuất nhanh: Như trên đã đề cập đến thì gỗ công nghiệp thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…
- Phong cách: Các loại tủ bếp gỗ công nghiệp đa số theo phong cách hiện đại, trẻ trung.
- Bảo vệ môi trường: Gỗ công nghiệp tận dụng các vụn gỗ thừa không sử dụng tạo thành nên tiết kiệm nguyên liệu gỗ, đáp ứng nhu cầu đồ nội thất gỗ của mọi người và hạn chế chặt cây lấy gỗ tự nhiên. Từ đó, góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ lá phổi xanh của Trái Đất.
Với những ưu điểm trên, có thể thấy lựa chọn tủ bếp làm từ chất liệu gỗ công nghiệp là hợp lý, đảm bảo tính thẩm mỹ, giá trị sử dụng mà lại tiết kiệm chi phí hơn hẳn so với chất liệu gỗ tự nhiên.
Một không gian bếp đẹp cần lựa chọn và bố trí nội thất phù hợp. Bạn nên tham khảo lời khuyên của các đơn vị thi công thiết kế nội thất chuyên nghiệp để có mẫu thiết kế phòng bếp đẹp và ưng ý nhất.
Các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp
Gỗ công nghiệp được sử dụng làm đồ nội thất gồm 2 phần: cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt. Trong đó, cốt gỗ gồm có cốt gỗ MFC, cốt gỗ MDF, cốt gỗ HDF và cốt gỗ dán; các loại bề mặt gồm có bề mặt Melamine, bề mặt Laminate, bề mặt Veneer và bề mặt Vinyl.
Các loại cốt gỗ công nghiệp
Cốt gỗ MFC
Gỗ MFC là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su…), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau.
Cốt ván dăm có đặc điểm là không mịn, nhìn bằng mắt thường bạn cũng có thể dễ dàng phân biệt các dăm gỗ. Đa phần các sản phẩm như bàn làm việc, tủ đều sử dụng loại cốt này. Cốt gỗ MFC có nhiều loại như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen,…
Gỗ MFC dùng làm tủ bếp thường là loại gỗ MFC chống ẩm, cứng chắc, khả năng chịu lực tốt, gỗ có nhiều màu sắc do lớp phủ bề mặt có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên nên tránh để tủ tiếp xúc trực tiếp với nước vì gỗ này không có khả năng chống nước.
Cốt gỗ MDF
Gỗ MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Đây là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành bột và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau.
Do gỗ MDF là ván gỗ bột, được xay nhuyễn thành bột gỗ nên có độ bền cao hơn gỗ MFC, chất lượng cũng vượt trội hơn hẳn. Gỗ MDF có khả năng chịu lực cao, độ bền từ 10-20 năm, không bị cong vênh hay co ngót do thời tiết, có khả năng chống ẩm mốc tốt đối với loại gỗ MDF cốt xanh chống ẩm. Gỗ MDF sử dụng nhiều loại chất liệu phủ bề mặt khác nhau nên gỗ có nhiều màu sắc, tính thẩm mỹ cao, gỗ có khả năng chống trầy xước tốt, không dễ bị cũ theo thời gian và tủ bếp gỗ MDF rất dễ lau chùi.
Cốt gỗ HDF
Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF – chúng được sản xuất từ một loại bột gỗ tự nhiên. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia khác giúp làm tăng độ cứng cho gỗ, giúp gia tăng khả năng chống mối mọt, sau đó chúng được ép dưới nhiệt độ áp suất lớn (850-870 kg/cm2) sau đó chúng được định hình thành tấm gỗ HDF.
Gỗ HDF có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt, không bị cong vênh hay mối mọt, nhẹ hơn so với gỗ tự nhiên. Gỗ HDF có nhiều màu sơn khác nhau, bề mặt nhẵn bóng nên tính thẩm mỹ cao. Gỗ HDF có kết cấu gỗ và mật độ gỗ cao nên khả năng chống ẩm tốt hơn gỗ MDF, là loại gỗ tuyệt vời dành cho tủ bếp.
Cốt gỗ dán
Là loại gỗ được làm ra từ gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành từng tấm có độ dày 1mm rồi mang các lớp gỗ đó đi ép chúng một cánh đan xen lại với nhau cùng với chất kết dính. Ưu điểm của gỗ dán là không bị nứt trong điều kiện thông thường, không bị mối mọt co ngót trong thời tiết ẩm ướt. Tủ gỗ bếp ván ép có tính thẩm mỹ cao, chống trầy xước tốt, khả năng chịu lực tốt.
Ngoài ra còn có loại gỗ ván nhựa mới được sử dụng để làm tủ bếp. Tấm gỗ nhựa – tên kỹ thuật của nó là WPC – đây là một loại nguyên liệu tổng hợp, được tạo thành từ một loại bột gỗ kết hợp với nhựa (có thể sử dụng nhựa HDPE, PVC , PP, ABS, PS,…). Ngoài nhựa và bột gỗ ra WPC còn chứa một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ.
Chính những nguyên liệu này đã tạo nên lợi thế lớn cho gỗ nhựa là dễ dàng uốn, và cố định để tạo thành các đường cong lớn trong thiết kế, gỗ nhựa vừa có tính chất như gỗ vì thế mà khi thi công tủ bếp có thể gia công bằng các công cụ mộc truyền thống.
Đồng thời, gỗ nhựa vừa có tính chất như nhựa như: khả năng chống ẩm mốc, chống mối mọt và chống mục nát rất cao, mặc dù độ cứng chắc không bằng gỗ thường, và có thể hơi biến dạng khi gặp nhiệt độ quá nóng.
Các loại bề mặt gỗ công nghiệp
Đây là những miếng nhựa mỏng dán trên bề mặt cốt gỗ để bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho tủ bếp.
Bề mặt Melamine
Là bề mặt nhựa tổng hợp, Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 zem (1 zem= 0,1mm), được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm (Okal) hoặc Ván mịn (MDF). Melamine màu rất tươi, đều màu, sáng màu, có khả năng chống cong vênh, mối mọt giúp cho sản phẩm có độ bền cao, duy trì tốt về thẩm mỹ cùng với thời gian.
Bề mặt Laminate
Bề mặt Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine, nhưng dày hơn Melamine nhiều. Độ dày của laminate là 0.5-1mm tùy từng loại ( có thể phân biệt laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm.
Laminate là vật liệu bề mặt nhân tạo nên có tính năng ổn định, màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng, đặc biệt có khả năng chịu lực cao, chịu trầy xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.
Bề mặt Veneer
Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoảng 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô.
Ưu điểm của loại bề mặt gỗ Veneer là dễ thi công, chi phí thấp so với gỗ tự nhiên và có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất.
Bề mặt Vinyl
Một loại bề mặt nhựa tổng hợp đặc biệt được nhập khẩu từ Hàn Quốc với kết cấu bao gồm PVC và lớp bao phủ có độ dày theo tiêu chuẩn: 0,12mm / 0,18mm / 0,2 mm. Bề mặt Vinyl được sử dụng để kết hợp cùng Laminate và trên thị trường hiện nay chỉ có nội thất Fami là sử dụng nhiều chất liệu này.
Ngoài ra, gỗ công nghiệp còn có loại bề mặt sơn PU bảo vệ. Sơn PU tiếng Anh có nghĩa là Polyurethane, một loại polymer có khá nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Theo ngôn ngữ đơn giản của các thợ sơn thì sơn PU là loại sơn để bảo vệ, đánh bóng, tạo màu cho gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp một cách đẹp và mịn nhất. Thành phần của sơn cũng chỉ có 3 thành phần chính:
- Sơn lót: Nhằm làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm để sơn đẹp hơn. Bạn cứ tưởng tượng như sơn tường nhà thì cũng dùng bột trét để làm phẳng bề mặt khi sơn vậy.
- Sơn màu: Tùy thuộc khách hàng yêu cầu, nhưng đa số sơn PU cho gỗ hầu như đều có thành phần sơn màu trong đó dù ít hay nhiều
- Sơn bóng: Nhiều thợ sơn dùng từ sơn PU nhưng đúng ra đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ.
Cách bảo quản tủ bếp gỗ công nghiệp bền lâu
Với tủ bếp gỗ công nghiệp, tùy chất liệu lớp phủ ngoài mà chúng ta sẽ có những cách bảo quản khác nhau. Cụ thể như sau:
- Bếp gỗ công nghiệp sơn PU: Dùng kem đánh răng, thuốc đánh răng dạng bột để thoa lên về mặt bị ố màu hay ngả vàng, tiếp theo lau thật nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấm khăn vào nước trà nguội để lau bề mặt tủ bếp cũng rất hiệu quả.
- Tủ bếp gỗ công nghiệp phủ Veneer: Lau chùi, vệ sinh thường xuyên bằng nước tẩy rửa chuyên dụng. Không nên để vật nhọn cọ xát để tránh bị trầy xước. Vì bản chất Veneer là gỗ tự nhiên nên cho cảm giác rất thật và đẹp không kém gỗ tự nhiên với độ bền cao. Khả năng chống cong vênh và mối mọt tốt.
- Tủ bếp gỗ công nghiệp phủ Melamine, Laminate, Vinyl: Nhẹ nhàng làm sạch bằng xà phòng để loại bỏ vết bám bụi hoặc dầu ăn. Nên tránh tác động bằng các đồ vật kim loại nhọn.
Như vậy, có nhiều loại gỗ công nghiệp được sử dụng làm tủ bếp. Mỗi loại có ưu điểm riêng. Để chọn được chất liệu gỗ công nghiệp làm tủ bếp, cần xác định rõ nhu cầu sử dụng, điều kiện tài chính và tham khảo lời khuyên của các kiến trúc sư thiết kế.
Mời bạn tìm hiểu thêm: