Gỗ Veneer trên thế giới không phải là một phát minh mới, nó ra đời từ năm 1870. Và từ đó đến nay, nó được ứng dụng rất phổ biến vào sản xuất các vật dụng nội thất, trang trí nhà ở, được coi là sự thay thế hoàn hảo đổi với gỗ tự nhiên.
Gỗ Veneer cũng là nguồn cảm hứng bất tận đối với các nhà thiết kế. Họ luôn tìm kiếm những ý tưởng mới, và tạo ra những sản phẩm vô cùng độc đáo. Dưới đây là 4 trong số các ý tưởng đó:
Ghế uốn cong
Trong số các chất liệu hiện đại, gỗ Veneer thuộc dạng dễ uốn cong nhất, và các nhà thiết kế đã lợi dụng điều này để tạo ra những mẫu ghế với kiểu dáng vô cùng độc đáo và thú vị.
Sản phẩm là sự kết hợp độc đáo từ những mảnh ghép được cắt ra từ những tấm ván ép uốn cong phủ Veneer để đan vòm vào nhau, tạo ra hình dáng trông như một chiếc xích đu nhưng thiết kế chân ghế cố định mang tới một cảm giác vừa vững chãi lại vừa thư thái.
Bên cạnh đó, những tấm ván ép uốn được cắt ghép như khối hình hộp để cho ra một mẫu ghế mới lạ, độc đáo cùng với ý tưởng sáng tạo cải tiến mặt ngồi của ghế tạo ra một ngăn hộc giúp bạn có thể dễ dàng cất giấu những vật nhỏ như một cuốn sách hay chiếc điện thoại…khi bạn ngồi thư giãn hay làm việc trên đó.
Kính Veneer
Bộ sưu tập kính làm từ gỗ Veneer độc đáo này là của nhà thiết kế Roland Wolf. Ý tưởng ban đầu của ông là một cặp kính làm bằng gỗ, với ống kính được tạo ra bằng cách sử dụng một kỹ thuật mới. Nhưng không giống như kim loại hay nhựa, gỗ không phải là một loại vật liệu đồng nhất, và cần có những công cụ thích hợp để xử lý. Vì thế ông đã nghĩ ra ý tưởng sử dụng gỗ Veneer, bởi Veneer có cốt gỗ công nghiệp, chỉ có bề mặt là gỗ tự nhiên.
Mỗi cặp kính gỗ Veneer phải trải qua quá trình sản xuất tới 78 công đoạn phức tạp. Ngoài việc là một nghề thủ công, để làm được điều này đòi hỏi phải có niềm đam mê lớn với chất liệu Vener – Wolf nói. “Chúng tôi làm kính cho những người không chỉ đánh giá cao thiết kế và công nghệ, mà còn yêu chuộng cảm hứng của giá trị truyền thống”.
Bài viết liên quan: Tìm hiểu ưu và nhược điểm của gỗ Veneer
Bồn tắm gỗ Veneer
Một sản phẩm ấn tượng khác từ gỗ Veneer đó là bồn tắm, ý tưởng của nhà thiết kế Rolf Senti. Ông đã luôn bị cuốn hút bởi chất liệu này, và một bồn tắm bằng gỗ Veneer đã ra đời.
Rất nhiều người ngạc nhiên bởi gỗ Veneer không có khả năng chịu ẩm ướt tốt, nó dễ bị cong vênh khi thay đổi nhiệt độ, hư hỏng trong môi trường ẩm thì làm sao có thể dùng làm bồn tắm? Tuy nhiên, Rolf Senti có sự hỗ trợ từ các kỹ thuật tiên tiến nhất. Quá trình sản xuất ra bồn tắm gỗ Venee đòi hỏi các công đoạn xử lý khéo léo và chính xác nhất trong việc cắt giảm veneers để định hình và sau đó áp dụng chúng vào khuôn.
Một loại véc ni đặc biệt cũng được quét lên bề mặt Veneer để bảo vệ nó chống lại độ ẩm và tăng cường tác động trực quan của bề mặt độc đáo này. Với thiết kế vô cùng độc đáo này, những bồn tắm bằng gỗ Veneer đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế, và các khách hàng đánh giá cao.
Ván lướt sóng bằng gỗ Veneer
Thiết bị thể thao và giải trí bằng gỗ Veneer rõ ràng là một thách thức lớn đối với các nhà thiết kế, nhưng Kiteboards đã làm được điều này khi cho ra đời sản phẩm ván lướt sóng bằng Veneer.
Ván lướt sóng là loại thiết bị phải chịu rất nhiều áp lực cơ học và phải chịu được môi trường nước và nước mặn, cũng như bền bỉ dưới ánh nắng mặt trời. Trong khi đó gỗ Veneer là loại gỗ rất “mong manh”, làm sao có thể làm được điểu đó. Kiteboards đã sử dụng những tấm ván kích thước 2 x 4mm gỗ bạch dương, dán với năm lớp chống thấm, cho vào trong một máy bào và với các phần rỗng tích hợp dưới áp lực. Và ván lướt song Veneer đã được ra đời.