Người tuổi Mậu Thìn sinh năm 1988 nên đặt những loại cây hợp phong thủy trên bàn làm việc để hút nhiều sinh khí có lợi cho công danh và sự nghiệp gia chủ.
Như đã đề cập trong bài “Bàn làm việc tuổi Mậu Thìn“, cây phong thủy là một trong những vật phẩm rất thích hợp với người tuổi Mậu Thìn. Do tuổi Mậu Thìn sinh năm 1988 tương ứng với mệnh Đại Lâm Mộc (Cây lớn trong rừng) nên đây là mệnh phù hợp nhất để đặt cây phong thủy trên bàn làm việc. Tuy nhiên những tuổi này cũng cần chú ý chọn các loại cây có các đặc điểm thân và lá có màu xanh lục, xanh lam và đen sẽ giúp gia chủ được hỗ trợ tốt nhất về mặt phong thủy.
Sau đây là một số loại cây phong thủy hợp tuổi Mậu Thìn bạn có thể tham khảo:
1. Cây Phát Tài Búp Sen
Nội dung chính
Cây phát tài búp sen là loại cây thích hợp trồng trong môi trường thủy sinh và cả môi trường đất. Tuy nhiên, đối với người tuổi Mậu Thìn nên chọn loại trồng thủy sinh vì yếu tố Thủy tương sinh với mệnh Mộc sẽ giúp mang đến những người này nhiều vượng khí có lợi cho sự nghiệp và đời sống của gia chủ.
Ý nghĩa phong thủy của cây Phát tài búp sen vừa mang lại may mắn, tiền tài danh vọng lại vừa củng cố được nhiều mối quan hệ bền vững trong cuộc sống. Thông thường, người ta thường chọn 3 cây cho 1 bình phát tài phong thủy, bởi số 3 tượng trưng cho chữ Tài và còn mang ý nghĩa sung túc, đầm ấm cho gia đình.
Cách chăm sóc cây phát tài búp sen thủy sinh:
– Thay nước 1 tuần 1 lần
– Sử dụng dung dịch phân bón thủy sinh cho vào nước để cây hấp thụ được nhiều dinh dưỡng, giúp cây luôn xanh tốt.
Ngoài cây phong thủy, bạn có thể tham khảo thêm Vật phẩm phong thủy cho tuổi Mậu Thìn để góp phần đem đến nhiều vượng khí cho bản thân.
2. Cây Kim Ngân
Cây Kim Ngân mang ý nghĩa về tiền bạc, là loại cây mang lại nhiều tài lộc, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ tuổi Mậu Thìn. Mỗi tán cây có 5 lá tượng trưng cho 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ giúp duy trì sự ổn định, cân bằng các nguồn năng lượng trong không gian sắp đặt
Cây Kim Ngân là loại cây ưa bóng râm, thích hợp với môi trường trong nhà. Do vậy, bạn nên đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên vừa phải, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây trong thời gian dài. Kim ngân còn là loại cây có khả năng chịu hạn khá tương đối nên bạn không cần phải tưới quá nhiều để tránh tình trạng ngập úng cho cây.
3. Cây Trường Sinh
Đúng như tên gọi của loài cây này, cây Trường sinh mang ý nghĩa về sức sống mãnh liệt, mãi mãi trường tồn. Trường sinh thuộc loại cây thân thảo, mọng nước, sống lâu năm, lá xanh tốt quanh năm, chiều cao khoảng 10-40cm. Thân cây nhẵn bóng, tròn, mọng nước. Lá trường sinh có màu xanh lục đậm, bóng mượt căng tràn nhựa sống, thể hiện sự phú quý và sung túc giàu sang trong cuộc sống. Trong phong thủy, cây còn có tác dụng trừ tà, xua đi điềm xấu mang tới sự bình an cho gia chủ.
Cây Trường sinh có khả năng kháng chịu khắc nghiệt và hầu như không có sâu bệnh vì vậy không cần chăm sóc tưới bón nhiều.
4. Cây Bách Thủy Tiên
f
Cây Bách thủy tiên hay còn có tên gọi khác là cây Thủy Cúc, Từ Cô lá tiên. Cây Bách Thủy Tiên là một trong những loại cây thủy sinh được nhiều người ưu thích, cây có dáng đẹp, thích hợp trang trí trong nhà, bàn khách, bàn học, bàn làm việc mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng, mang đến niềm vui cho gia chủ, đặc biệt là người mệnh Mộc.
Bách Thủy Tiên là loại cây ưa nước, ưa ẩm, dễ trồng. Cây có tốc độ phát triển khá nhanh, ra rễ trong nước mạnh. Cây có khả năng sống trong bóng râm, sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có nước và đầy đủ ánh sáng, cây có thể trông thủy sinh hoặc trồng trong đất, thường được trồng trong chậu đặt ở nhiều vị trí khác nhau như bàn làm việc, phòng khách, sân vườn,… theo từng kích thước chậu.
Cũng giống như các loại cây thủy sinh khác, cây Bách thủy tiên rất dễ dàng chăm sóc. Đối với cây thủy sinh, bạn chỉ cần bổ sung nước đầy đủ và thêm dung dịch dinh dưỡng vào nước như đối với cây phát tài búp sen thủy sinh. Đối với cây trồng trong đất, bạn cần tưới nước thường xuyên hơn cây thủy sinh, và thực hiện bón phân đạm quanh gốc sau mỗi 15 ngày.